Khủng hoảng truyền thông là gì ? Nhắc đến khủng hoảng truyền thông thì chắc hẳn bạn đang hình dung đến những scandal, những vấn đề rắc rối mà doanh nghiệp hay cá nhân gặp phải. Bài viết dưới đây cảu Wikibatdongsan sẽ làm rõ khái niệm này nhé.
KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ ?
Khái niệm về truyền thông đơn giản là một quá trình chia sẻ, truyền đạt những thông tin đến nhiều đối tượng khác nhau, có sự tương tác qua lại, chia sẻ các tín hiệu chung giữa ít nhất là hai đối tượng. Truyền thông hiệu quả là khi thông tin được tiếp cận nhiều đối tượng và truyền tải đúng thông điệp mà người gửi muốn truyền đạt.
Khủng hoảng truyền thông là gì ? Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa sát chuẩn nhất để mô tả về khủng hoảng truyền thông, nhưng bạn có thể hiểu khủng hoảng truyền thông xảy ra khi một vấn đề, tình huống, sự kiện nào đó xảy ra và vượt quá tầm kiểm soát của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo một chiều hướng thực sự tiêu cực và ảnh hướng gián tiếp hoặc trực tiếp đến danh tiếng, vị thế và tài chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đó.
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng truyền thông rất là đa dạng, có thể do bảnh thân doanh nghiệp hoặc một tác nhân khác, nhưng chúng đều sẽ gây bất lợi đối với đối tượng đang khủng hoảng truyền thông.
5 GIẢI PHÁP ĐỂ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG
#1 Nhanh chóng đánh giá vấn đề gây khủng hoảng
Điều đầu tiên khi có những dấu hiệu khủng hoảng truyền thông là lập tức chúng ta phải tiếp cận và đánh giá vấn đề trong thời gian ngắn nhất. Trong đó, đặt ra các câu hỏi là một cách hiệu quả để nhìn nhận vấn đề một cách trực quan nhất.
Vấn đề này có ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của tổ chức, doanh nghiệp? Nó có ảnh hưởng đến bộ máy cấp cao hay không? Mức độ nghiêm trọng của vấn đề truyền thông nằm mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải nằm ở khoảng nào ?
#2 Phản hồi với các đối tác, khách hàng
Sau khi đã xác định được vấn đề chính gây khủng hoảng, việc tiếp theo mà bạn và doanh nghiệp của mình cần làm đó là nhanh chóng phản hồi lại các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng.
Thực tế, tốc độ phản hồi khách thực sự rất quan trọng khi khủng hoảng truyền thông xảy ra. Sự im lặng và thụ động sẽ biến mọi tình huống trở nên tệ hại hơn và nhận được nhiều sự giận dữ hơn. Hãy luôn trong tư thế sẵn sàng nhận các phàn nàn từ phía các đối tác, khách hàng và phản hồi ngay lập tức. Nếu bạn chưa thể có câu trả lời ngay, hãy ước tính một khoảng thời gian về phía khách hàng để họ cảm nhận rằng chúng ta thực sự quan tâm đến vấn đề họ đang mắc phải.
#3 Có thái độ tích cực và trung thực
Chúng ta không nên che giấu và không rõ ràng với truyền thông, mạng xã hội khi có khủng hoảng truyền thông xảy ra. Lên tiếng trên mạng xã hội, đưa ra thông cáo, lời xin lỗi trình bày rõ ràng vấn đề chúng ta đang mắc phải và đưa ra phương hướng giải quyết chính là phương pháp để trấn an khách hàng, đối tác đồng thời nhận được sự thông cảm của dư luận.
CMO Will McInnes của Brandwatch từng nói: “Chiến dịch có thể sẽ sai. Các thông điệp được kiểm tra trong nhóm sẽ không hiệu quả. Nhân viên sẽ không hành động đúng. Nhưng người tiêu dùng sẽ chấp nhận lỗi lầm khi nhận được những phản hồi phù hợp.”
#4 Xây dựng quy trình bài bản đề phòng khủng hoảng truyền thông
Người ta vẫn thường nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh.” Cách tốt nhất để xử lý khủng hoảng truyền thông là tiêu diệt triệt để những lối mòn có thể dẫn đến khủng hoảng truyền thông trước khi nó xảy ra. Có những cách để ngăn chặn khủng hoảng truyền thông như:
Xây dựng một đội ngũ thiết kế và quản lý web chuyên nghiệp để đăng tải và cập nhập thông tin kịp thời
Kiểm soát chặt chẽ những thông tin phát tán trên mạng xã hội.
Cẩn thận kiểm tra tất cả những sản phẩm truyền thông (viral videos, photos…) trước khi tạo chiến dịch truyền thông.
Không nên quảng cáo quá xa vời thực tế, lố lăng về chất lượng doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: Mua bán nợ là gì ? Khái niệm chung về mua bán nợ
#5 Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi đầu tư truyền thông trên mạng xã hội, website.
Bạn cũng có thể liên hệ các công ty dịch vụ thiết kế website và quản lý website chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Họ luôn có một đội ngũ chuyên gia quản trị mạng luôn sẵn sàng tư vấn, phân tích và đưa ra phương hướng giải quyết cho vấn đề đang đang mắc phải. Đồng thời, họ sẽ đưa ra những biện pháp tối ưu nhất để quản lý rủi ro có thể mắc phải khi bạn truyền thông trên các phương tiện internet.
Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/