ROS là gì ? Những điều cần biết về chỉ số ROS

ROS là gì – ROS là chỉ số trong chứng khoán được sử dụng ở phân tích cơ bản nhằm đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh các chỉ số như ROA, ROE. Hiểu được chỉ số ROS là gì và ý nghĩa của ROS thì nhà đầu tư có thể chọn những doanh nghiệp chất lượng tốt.

ROS là gì

ĐỊNH NGHĨA VỀ CHỈ SỐ ROS LÀ GÌ ?

ROS là gì ? Chỉ số ROS (viết tắt Return On Sales), tức là Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu). Nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS tính theo tỷ lệ %. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho nhà đầu tư và doanh thu của công ty. Người Việt ta hay nói là bán 1 lời 1 (tức vốn chi phí = 1 đồng, bán 2 đồng, lời 1 đồng),  thì khi đó ta hiểu ROS = 50%

CÔNG THỨC TÍNH CHỈ SỐ ROS. Ý NGHĨA CỦA CHỈ SỐ ROS

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu  (ROS) ở 1 kỳ nhất định (tháng, quý, năm) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ đó. Đơn vị tính là %.

Cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ở báo cáo tài chính.

ROS là gì -Những điều cần biết về chỉ số ROS

Ý nghĩa của chỉ số ROS là gì?

Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu, tức là chiếm bao nhiêu  % so với doanh thu. Doanh thu là con số dương. Vậy nên:

  • Khi ROS > 0: Công ty kinh doanh có lãi, khi ROS càng lớn thì lãi càng lớn.
  • Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.

Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: Lãi suất liên ngân hàng là gì ? Những điều cần biết về LS liên ngân hàng

CÁCH TÍNH ROS. CHỈ SỐ ROS BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ

  1. Tỷ số ROS so với trung bình ngành

Mỗi ngành sẽ có chỉ sổ ROS trung bình ngành khác nhau, nên chỉ đánh giá ROS tốt hơn trung bình ngành thôi.

  1. Còn nếu chỉ số ROS đứng độc lập

Ngọ đề xuất: ROS > 10%. => Công ty mạnh

  1. Xu hướng của chỉ số ROS

Một doanh nghiệp muốn bền vững thì nên duy trì tỷ số ROS ổn định, hoặc gia tăng theo thời gian, sẽ rất tốt nếu 3-5 năm luôn ổn định hay chỉ số ROS gia tăng

  1. Phụ thuộc vào chiến lược công ty.

Có những công ty ROS âm, tức là làm ăn thua lỗ, thường là xấu nhưng không lúc nào có nghĩa là xấu. Ví dụ Siêu thị Metro lỗ 12 năm liên tục nhưng vẫn bán với giá 900 triệu USD, hay Cocacola Việt Nam, Tiki, Grab Uber? Công ty có thể chuyển giá hoặc đó là chiến lược công ty?

Ví dụ: VNG đầu tư vào Tiki 384 tỷ, theo Vnexpress.net đưa tin lỗ 218 tỷ (năm 2017), nhưng đã có công ty nước ngoài vào mua tiếp cổ phần Tiki với giá cổ phần gấp 4 lần so với Tiki, nên tính giá đó VNG đã lời 300%. Grab, Uber cũng vậy thôi; sau 1 hồi chiến tranh khi giành phần thắng sẽ có được cả thiên hạ. Trong kinh doanh, bản chất duy nhất là lợi nhuận! Còn theo kinh tế nhất là: “Tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp/ hay giá trị của cổ phiếu”.

  1. Mục tiêu của doanh nghiệp

Gia tăng thị phần, niềm tin của khách hàng, marketing, mà tỷ số ROS sẽ biến động.

  1. Doanh nghiệp theo chu kỳ hay đột biến

Khi doanh nghiệp đúng chu kỳ kinh doanh tốt, thì lợi nhuận tăng rất nhanh và khi hết chu kỳ thì lợi nhuận sẽ giảm rất mạnh. Do đó nên xem xét chỉ số ROS không chỉ 1 năm mà nên 3-7 năm.

Đôi khi doanh nghiệp có nhưng thu nhập thất thường, đột biến thì NĐT nên loại bỏ để tính đến phần lợi nhuận này để tính ROS

Xem thêm bài viết:

MỐI QUAN HỆ GIỮ ROE – ROA – ROS LÀ GÌ

ROA, ROS, ROE cũng đánh giá công ty hoạt động hiệu quả hay không. ROS là lợi nhuận / doanh thu tính dựa vào bản hoạt động kinh doanh, ROA, ROE thì lấy ở bảng cân đối kế toán. Các chỉ số này nên có mức độ tương đồng về mặt xu hướng với nhau.

Ngoài ra, tỷ số ROS và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

  • ROS = Lợi Nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
  • Vòng Quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
  • ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản.
  • ROE = Lợi nhuận sau Thuế/ Vốn Chủ Sở Hữu

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/

5/5 - (1 vote)
0933 366 138