Khu công nghiệp Huko (Huế – Korean) có diện tích khoảng 115 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 34,56 triệu USD thuộc Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô là một khu kinh tế rộng 271 km² ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung Trung Bộ Việt Nam, bao trùm thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc. Khu công nghiệp Huko do Tập đoàn Nhà đất Hàn Quốc – Korea Land & Housing (LH) đầu tư, dự án thuộc giai đoạn 1 của các dự án đề xuất nghiên cứu tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô.
QUY MÔ ĐẦU TƯ DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP HUKO ( HUẾ – KOREAN)
Theo đó, giai đoạn 1, tập đoàn sẽ đầu tư khu công nghiệp Chân Mây, diện tích khoảng 115 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 34,56 triệu USD. Tập đoàn đề xuất khu công nghiệp mang tên HuKo (Huế – Korean).
Ở giai đoạn 2 và 3, doanh nghiệp sẽ phát triển lần lượt khu công nghiệp kỹ thuật cao quy mô 700 ha và khu đô thị diện tích khoảng 1.000 ha.
Tháng 11/2019, Thừa Thiên Huế đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn LH đầu tư, phát triển khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Đây là khu kinh tế biển được Chính phủ đặc biệt quan tâm với nhiều ưu đãi.
Lãnh đạo tỉnh tại các cuộc họp trực tuyến trước đó đều nhấn mạnh doanh nghiệp phải đẩy nhanh kế hoạch nghiên cứu, khảo sát dự án. Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên cung cấp báo cáo nghiên cứu, tiến độ triển khai cho tỉnh để cùng phối hợp, giúp dự án sớm được hoàn chỉnh.
UBND tỉnh cũng cho biết đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty trách nhiệm hữu hạn AeonMall Việt Nam về nghiên cứu đầu tư trung tâm thương mại tại Huế. Tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án khoảng 150-160 triệu USD.
Ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, nhằm vượt qua khó khăn do Covid-19, tỉnh đang xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2022 để các nhà đầu tư có thể nghiên cứu từ xa. Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cũng sử dụng phần mềm quản lý dự án, giúp nhà đầu tư theo dõi tiến độ, và là kênh kết nối giữa chính quyền với doanh nghiệp tại khu công nghiệp Huko.
TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP CHÂN MÂY LĂNG CÔ
Khu công nghiệp Chân Mây – Lăng Cô được Thủ tướng Chính phủ thành lập với quy mô diện tích 27.108 ha, trong đó diện tích đất xây dựng khu kinh tế khoảng 10.000 ha, bao gồm: thị trấn Lăng Cô, xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo định hướng quy hoạch, khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô là khu kinh tế tổng hợp, có kết cấu hạ tầng hiện đại, mang tầm vóc một khu đô thị cảng hiện đại, hạt nhân tăng trưởng kinh tế biển; cực phát triển phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KHU CÔNG NGHIỆP CHÂN MÂY LĂNG CÔ
Khu kinh tế nằm giữa hai trung kinh tế và văn hoá lớn của miền Trung là Tp. Huế và Tp. Đà Nẵng và thuộc vùng kinh tế Trọng điểm Miền Trung; cách sân bay quốc tế Phú Bài 45km, cách TP Đà Nẵng và sân bay quốc tế Đà Nẵng 35km
Điều kiện đất: Có đầy đủ các loại địa hình như biển, ven biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi và rừng núi. Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng; đất đai chủ yếu là cát mịn. Địa chất khu vực thuộc dạng bồn trũng cục bộ với thành phần chủ yếu là cát, vỏ sò hến…, khu vực không nằm trong vành đai đứt gãy địa chất.
Độ cao so với mực nước biển: 3-5 m
Điều kiện khí hậu: Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm là 25,20C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng lạnh nhất là tháng 12. Độ ẩm: độ ẩm trung bình ngày dao động từ 65-85%. Gió: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai hướng gió chính là gió mùa Đông – Bắc vào mùa đông và gió mùa Tây – Nam vào mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 1,7 m/s.
Khoảng cách tới Thành phố lớn gần nhất: Cách thành phố Đà Nẵng 35 km
Khoảng cách tới Trung tâm tỉnh: Cách trung tâm TP Huế 60 km
Khoảng cách tới Sân bay gần nhất: Cách sân bay Quốc tế Phú Bài 45 km
Khoảng cách tới Ga đường sắt gần nhất: Cách ga Huế khoảng 60 km
Khoảng cách tới Cảng sông gần nhất: Dữ liệu đang được cập nhật!
Khoảng cách tới Cảng biển gần nhất: Cách thành phố Đà Nẵng 35 km
CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ CHÂN MÂY LĂNG CÔ
Hệ thống Giao thông
Giao thông nội bộ: Đã hoàn thiện các tuyến giao thông chính theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, hoàn thành khoảng hơn 100 km đường bộ, đáp ứng nhu cầu lưu thông trong nội bộ Khu kinh tế và khả năng kết nối với tuyến Quốc lộ 1A và kết nối ra khu vực thông qua cảng Chân Mây
Điện
Nguồn điện cấp cho Khu kinh tế là hệ thống điện lưới từ trạm nguồn 500/220/110KV Đà Nẵng. Hiện nay đã xây dựng hoàn thiện 03 trạm biến áp 110/22kV với tổng công suất 75 MVA và mạng lưới phân phối, đủ cung cấp nguồn điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của khu vực Chân Mây và Lăng Cô.
Nước
Nguồn nước cấp cho KKT sử dụng từ Nhà máy cấp nước Bò Ghe với công suất 8.000 m3/ngày đêm, hệ thống đường ống cấp nước có đường kính từ D100-450 với tổng chiều dài hơn 20km được kết nối tới các khu chức năng của khu kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu nước sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong giai đoạn hiện nay. Giai đoạn tiếp theo, Đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước Lộc Thủy với công suất 110.000 m3/ngày đêm
Xử lý nước thải
Đã có Nhà máy xử lý nước thải Lăng Cô công suất 5.000 m3/ngày đêm. Hiện nay, đang triển khai thi công giai đoạn 1 dự án Nhà máy xử lý nước thải số 2 Khu công nghiệp và khu phi thuế quan với công suất 4.900 m3/ngày đêm để xử lý nước thải cho các dự án vào địa bàn Khu công nghiệp và khu phi thuế quan. Dự kiến hoàn thành trong năm 2018 để đưa vào khai thác.
Xử lý rác thải
Nhà máy xử lý chất thải rắn với diện tích 30 ha tại phía Đông đèo Phước Tượng
Hệ thống cứu hỏa
Cột nước cứu hỏa được lắp đặt theo đường chính và đường nhánh
Thông tin liên lạc
Hệ thống chuyển mạch: Khu vực Chân Mây hiện đang sử dụng 2 tổng đài Host- ERICSSON với 06 vệ tinh. Tổng dung lượng lắp đặt 9216 Lines; Sử dụng: 6605 Lines. Đang nâng cấp 2 tổng đài thành loại ALCATEL 1000E10MM với khả năng cung cấp đa phương tiện, đa
Thông tin khác
Về hạ tầng xã hội: Đã xây dựng các công trình hạ tầng như: bệnh viện, khu tái định cư, khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, bưu điện, các chợ và siêu thị… đáp ứng nhu cầu của công nhân, nhà đầu tư.
Khu kinh tế này giáp Biển Đông ở phía Bắc và Đông, giáp thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô được thành lập nhằm tạo ra một động lực tăng trưởng cho Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ trên cơ sở phát huy các điều kiện địa lý thuận lợi như nằm ở trung tâm Việt Nam, có cảng nước sâu Chân Mây, là một nút trên Hành lang kinh tế Đông – Tây nhờ đó dễ dàng tiếp cận các thị trường Lào, Thái Lan, Myanma, có tuyến đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc Nam đi qua. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô còn được xây dựng nhằm khai thác các tiềm năng du lịch tại khu vực, tạo thành một trung tâm du lịch – dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm và của cả Việt Nam.
Theo quy hoạch, khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô gồm 5 tiểu khu: khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu cảng Chân Mây, khu đô thị và khu du lịch.
Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu phát triển tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là thu hút các dự án công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao… Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện có (2016) 39 dự án đầu tư được cấp phép còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39.069 tỷ đồng. Trong đó, nhiều dự án lớn, điển hình là dự án Khu Du lịch Laguna Lăng Cô do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Laguna Việt Nam thuộc Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 875 triệu USD, diện tích 280 ha
Nguồn tham khảo: https://wikibatdongsan.com/