Diện tích hồ Tây, 1 vòng hồ Tây dài bao nhiêu km. Những điều cần biết về Tây Hồ

Hồ Tây có thể nói là điểm đến lãng mạn nhất mỗi khi nhắc đến Hà Nội. Còn gì tuyệt vời hơn khi tiết trời bắt đầu vào thu, được đạp xe hay đi bộ ven hồ Tây, ngắm cảnh hồ và tận hưởng những giây phút thư giãn. Bài viết dưới đây, Wiki xin gửi tới quý vị độc giả những điều thú vị nhất về hồ Tây nhé.

1 vòng hồ tây rộng bao nhiêu

DIỆN TÍCH HỒ TÂY, 1 VÒNG VEN HỒ TÂY DÀI BAO NHIÊU KM?

Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội. Hồ có diện tích 500 hecta với chu vi vòng ngoài khoảng 14,8 km, riêng chiều dài đường ven hồ khoảng 17 km.

Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành thủ đô Hà Nội.Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần, thay thế vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.

Xem thêm: TRÁI PHIẾU TÂN HOÀNG MINH

NHỮNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA GẮN LIỀN VỚI TÂY HỒ

Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.

Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như:

  • Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo;
  • Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào nổi tiếng;
  • Làng Tứ Tổng với chùa Vạn Phúc và nghề trồng dâu nuôi tằm, sau này chuyển sang trồng quất cảnh. Quất cảnh Tứ Liên (tên mới của Tứ Tổng) đẹp nhất trong tất cả các vùng trồng quất cảnh ngày nay;
  • Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông;
  • Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý;
  • Làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,
  • Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng cảnh.
  • Đường Thanh niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Tây Hồ. Năm 1957 – 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp.
  • Trường Chu Văn An

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/

5/5 - (5 votes)
0933 366 138