Giao dịch thỏa thuận là gì ? Những điều cần biết về giao dịch thỏa thuận

Giao dịch thỏa thuận là gì ? Giao dịch thoả thuận (GDTT) là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành viên (CTCK) nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.

Giao dịch thỏa thuận là gì

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIAO DỊCH THỎA THUẬN LÀ GÌ ?

Tại Sở GDCK TP. HCM (HOSE)

Khối lượng giao dịch:

  • Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ: từ 20.000 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ trở lên trong một lần đặt lệnh (bắt buộc phải thực hiện theo phương thức GDTT);
  • Trái phiếu: không giới hạn về khối lượng (tất cả trái phiếu đều phải thực hiện theo phương thức GDTT).

Như vậy, nếu NĐT muốn giao dịch tại HOSE với khối lượng từ 20.000 cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ trở lên theo phương thức khớp lệnh thì phải chia nhỏ khối lượng giao dịch ra thành nhiều lệnh.

Thời gian GDTT:

  • Đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ: từ 10h30 – 11h00.
  • Đối với trái phiếu: từ 8h30 – 11h00.

Hình thức thanh toán:

Khi tiến hành thanh toán cho những giao dịch thỏa thuận tại HOSE, NĐT sẽ chỉ thanh toán với một hình thức là chu kỳ thanh toán T+3 (trong đó, biên độ dao động giá vẫn là ±5% so với giá tham chiếu, nhưng không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức GDTT).

Tại TTGDCK Hà Nội (HASTC)

Khối lượng giao dịch: được quy định theo khối lượng giao dịch tối thiểu, cụ thể:

  • Đối với cổ phiếu: 5.000 cổ phiếu;

Đối với trái phiếu: 100 triệu đồng tính theo mệnh giá.

Quy định về khối lượng tối thiểu này cho phép NĐT có quyền lựa chọn giữa giao dịch báo giá và giao dịch thỏa thuận mà không phải chia nhỏ lệnh.

Thời gian GDTT:

Được tiến hành song song với giao dịch báo giá từ 8h30 – 10h45. Khoảng thời gian từ 10h45 – 11h sẽ được dành để các thành viên của Trung tâm đối chiếu và sửa lệnh nếu cần thiết.

Hình thức thanh toán:

Khi tiến hành thanh toán cho những giao dịch thỏa thuận tại HASTC, NĐT có nhiều sự lựa chọn:

  • Các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn 100.000 cổ phiếu hoặc nhỏ hơn 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu: áp dụng hình thức thanh toán đa phương với chu kỳ T+3;
  • Các giao dịch có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 100.000 cổ phiếu hoặc 10 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu thì được lựa chọn 1 trong 3 hình thức thanh toán: đa phương với chu kỳ thanh toán T+3; song phương với chu kỳ thanh toán T+2 và trực tiếp với chu kỳ thanh toán từ T+1 đến T+3.

Xem thêm bài viết: Cán cân thương mại là gì ? Lý do gây ra thâm hụt cán cân thương mại

Trình tự tiến hành GTGD (áp dụng cho cả 2 sàn)

  • Nếu NĐT đã xác định được đối tác và 2 bên đã thỏa thuận xong các điều kiện về giá, khối lượng, hình thức thanh toán… thì sẽ thông báo cho CTCK của cả 2 bên. CTCK sẽ thực hiện nhập lệnh vào hệ thống của thị trường và cuối mỗi phiên, Sở/Trung tâm GDCK sẽ tiến hành tổng hợp vào kết quả giao dịch toàn thị trường.
  • Nếu NĐT chưa xác định được đối tác, khi có nhu cầu, sẽ tới đặt lệnh chào mua hoặc chào bán tại CTCK. Đại diện giao dịch (ĐDGD) của CTCK sẽ nhập lệnh vào hệ thống và lệnh này sẽ hiển thị trên cửa sổ lệnh của Sở/Trung tâm GDCK và CTCK. Căn cứ vào các thông tin chào mua, chào bán trên sổ lệnh GDTT, các CTCK sẽ liên lạc với nhau, giúp NĐT tìm kiếm, thỏa thuận với đối tác về mức giá, khối lượng giao dịch… Sau khi đã đạt được thỏa thuận, ĐDGD của CTCK bên bán sẽ nhập lệnh giao dịch đã được thỏa thuận vào hệ thống gồm: mã, số lượng, giá, số hiệu thành viên bên mua, ký hiệu lệnh giao dịch, số hiệu tài khoản giao dịch của NĐT… Hệ thống tại Sở/Trung tâm GDCK sẽ nhận, xác nhận các lệnh giao dịch do CTCK nhập và đưa ra kết quả. Kết quả sẽ hiển thị trên màn hình của ĐDGD và màn hình của CTCK.

Một số lưu ý

  • Giá trị GDTT ở cả HOSE và HASTC đều không được sử dụng để tính chỉ số VN-Index và HASTC-Index;
  • GDTT cổ phiếu, chứng chỉ quỹ phải tuân theo quy định về biên độ dao động giá trong ngày;
  • Không được GDTT cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao dịch đầu tiên.

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/

5/5 - (1 vote)
0933 366 138