Doanh nghiệp chế xuất là gì ? – Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và phải theo các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến thích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT LÀ GÌ ? DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT ĐƯỢC BÁN NHỮNG LOẠI HÀNG HÓA GÌ ?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT) thì doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCX hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong KCN, KKT; doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan. Theo đó, các bạn hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp chế xuất trong KCN đảm bảo điều kiện như đã nêu trên.
Theo Điều 15 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì quyền mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa như sau:
Doanh nghiệp chế xuất được mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu.
Xem thêm bài viết: Chứng chỉ CFA là gì ? Những điều cần biết về chứng chỉ CFA
Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa những hàng hóa sau:
- Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất và không thuộc diện cấm nhập khẩu;
- Sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất mà thị trường nội địa có nhu cầu;
- Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất không thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật có liên quan.
Quan hệ mua, bán hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.
Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/