Chỉ số CPI là gì ? Những điều cần biết về chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số CPI là gì ? Chỉ số giá tiêu dùng vẫn hay thường được nhắc đến rất nhiều trên báo đài mỗi khi giá điện, giá xăng tăng. Vậy hiểu đúng như thế nào về chỉ số CPI, thông qua bài viết dưới đây – Wikibatdongsan xin gửi đến quý vị độc giả lời giải đáp chi tiết nhất nhé.

Chỉ số CPI là gì ?

CHỈ SỐ CPI LÀ GÌ ?

Khái niệm: Chỉ số CPI là gì ? Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Chỉ số giá tiêu dùng ( sau đây gọi tắt là CPI) là một chỉ số dùng để tính toán sự thay đổi giá cả của một số mặt hàng đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ như thức ăn, năng lượng, dụng cụ nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, chăm sóc sức khỏe, giải trí và giáo dục.

Nó cũng có thể được coi là chỉ số chi tiêu cho cuộc sống.

Ý nghĩa: Việc theo dõi CPI là rất quan trọng bao gồm giá cả của thức ăn và năng lượng sao cho nó bình ổn trong tháng. Nó được xem như một công cụ để đo mức lạm phát.

Tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới xác định chỉ số CPI theo công thức Laspayres: so sánh giá cả kỳ báo cáo với giá cả kỳ cơ sở.

4 BƯỚC ĐỂ TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI

  1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
  2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.
  3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
  4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

CPIt = 100 x

Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ

Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở

Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.

Xem thêm bài viết: Vốn tự có là gì ? Hiểu đúng về nguồn vốn tự có của ngân hàng

CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm phát CPI năm 2011 so với năm 2010 theo công thức sau:

Chỉ số lạm phát 2011 = 100 x

CPI năm 2011 – CPI năm 2010

CPI năm 2010

Tuy nhiên CPI chưa thật sự là thước đo lý tưởng cho mức lạm phát, đây chỉ là một chỉ số có ảnh hưởng đáng kể trong giới đầu tư. Chỉ số này cho thấy cái nhìn tổng quan về mức tiêu dùng của nền kinh tế và sức mua của một nền kinh tế.

Chỉ số CPI được tổng cục thống kê đưa ra sau ngày 20 hàng tháng.

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/

Rate this post
0933 366 138