Trái phiếu chính phủ là gì ? Mỗi khi thâm hụt ngân sách hay lạm phát thì chính phủ thường hay phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp thâm hụt. Vậy hiểu như thế nào là đúng về loại trái phiếu này, chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ LÀ GÌ ?
Theo như tên của loại trái phiếu này thì cũng có thể hiểu được trái phiếu này do chính phủ của một đất nước phát hành.
Việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm huy động và sử dụng số tiền nhàn rỗi của người dân, các tổ chức vào việc chi – tiêu của chính phủ.
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
- Nhà phát hành: Chính phủ của một đất nước.
- Người mua trái phiếu: Tương tự như trái phiếu doanh nghiệp, người mua trái phiếu chính phủ chính là người cho đất nước đó vay tiền. Đương nhiên họ trở thành chủ nợ của đất nước đó.
- Thu nhập của trái phiếu: Tiền lãi cố định
- Trái phiếu chính phủ vẫn là một khoản nợ, chính vì vậy chủ trái phiếu sẽ được nhà nước thanh toán tiền trước.
Trái phiếu chính phủ được chia thành 3 loại:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi tức được xác định theo tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu trước đó.
- Trái phiếu có lãi suất không cố định: Lợi tức được trả trong các kỳ và biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
- Trái phiếu không lãi suất: Người mua trái phiếu không được hưởng lãi nhưng sẽ được mua trái phiếu với mức giá ưu đãi hơn nhiều (giá chiết khấu).
Nhìn lại thì trái phiếu chính phủ không khác gì so với trái phiếu doanh nghiệp hay các loại trái phiếu khác. Có khác cũng chỉ là khác ở nhà phát hành mà thôi.
CÓ NÊN MUA TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ HAY KHÔNG ?
Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu được coi là không có rủi ro bởi vì chính phủ có thể chủ động in thêm tiền hoặc tăng thuế để có tiền chi trả cho các chủ trái phiếu khi đến ngày đáo hạn.
Chính phủ chỉ không thể thanh toán các khoản nợ khi mà gặp phải tình trạng khủng khoảng tiền tệ (như cuộc khủng hoảng đồng Rup của chính phủ Nga năm 1998).
Sự an toàn trong trái phiếu chính phủ có nghĩa là chắc chắn sẽ được thanh toán chứ không hẳn an toàn về giá trị.
Xem thêm bài viết: Năm tài chính là gì ? Phân biệt năm tài chính và năm dương lịch
Trái phiếu này vẫn có thể bị ảnh hưởng khi tiền nội địa mất giá so với ngoại tệ, hoặc các trường hợp lạm phát, tiền gốc nhận lại khi đáo hạn có giá trị thấp hơn do lạm phát tăng quá cao.
Rất nhiều chính phủ các nước đã phải phát hành công trái điều chỉnh theo lạm phát để có thể bảo vệ các chủ trái phiếu trước rủi ro về lạm phát.
Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/