Đức Giang Residence hưởng lợi nhờ hạ tầng khu Đông phát triển

Đức Giang Residence – Rời trung tâm thành phố, nhiều gia đình chuộng ở chung cư khu Đông Hà Nội, nơi có mức giá vừa phải, không gian sống trong lành, giao thông kết nối thuận lợi.

ĐỨC GIANG RESIDENCE – BẤT ĐỘNG SẢN KHU ĐÔNG “THĂNG HẠNG” NHỜ HẠ TẦNG PHÁT TRIỂN

Sống và làm việc tại Hà Nội tròn 15 năm, Minh Khiêm (quê Quế Võ, Bắc Ninh) vừa chi tiền mua căn hộ tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên.

Bên cạnh mức giá vừa phải so với những căn hộ trong lõi nội đô, dự án còn thuyết phục anh bởi yếu tố vị trí. Đó là đủ gần để gia đình anh về quê mỗi cuối tuần, hay thuận tiện cho vợ chồng anh đi làm, con cái đi học tại trung tâm thành phố. Song cũng đủ xa để tạm gác những tất bật lo toan nơi phố thị ồn ào.

Tương tự vợ chồng Khiêm, nhiều người mua nhà chuyển hướng sang các dự án bên bờ Đông sông Hồng. Trung tâm thành phố, nơi giá nhà đắt đỏ, gắn liền với kẹt xe, ô nhiễm, tiếng ồn… đã không còn là ưu tiên hàng đầu của cư dân hiện đại.

“Quan niệm bước qua cầu, đến ngoại thành là tới nơi kém phát triển đã không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Những quận, huyện phía Đông thành phố như Long Biên và Gia Lâm sở hữu quỹ đất dồi dào, quy hoạch đồng bộ, giao thông thuận lợi, đặc biệt mật độ dân số chưa cao”, một nhà đầu tư bất động sản nhận định.

Bởi những tiềm năng đó, nhiều năm gần đây bất động sản khu Đông Hà Nội dần trở nên sôi động. Nâng tầm cho bất động sản khu vực này còn là sự xuất hiện của hàng loạt công trình hạ tầng nghìn tỷ.

BỐN CÂY CẦU MỚI BẮC  NGANG SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐUỐNG

Ngoài các cây cầu hiện hữu như Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Thăng Long, Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong tương lai gần.

Theo quy hoạch mới nhất, Hà Nội chuẩn bị xây dựng 5 cây cầu qua sông Hồng và sông Đuống, trong đó có 4 dự án dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công tư, bao gồm cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Giang Biên và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Trong đó, cầu Tứ Liên và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên vượt sông Hồng, kết nối quận Tây Hồ với quận Long Biên và huyện Đông Anh, nối sân bay Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng.

Bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên là cây cầu Trần Hưng Đạo. Theo kế hoạch, cầu rộng 31m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và hai dải đi bộ; tốc độ thiết kế xe đạt 80 km/h.

Xem thêm bài viết: HÀ NỘI PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH 1/500 TỔ HỢP CĂN HỘ CHUNG CƯ ĐỨC GIANG RESIDENCE

Bên cạnh đó, cầu Giang Biên bắc qua sông Đuống nối quận Long Biên với huyện Gia Lâm nằm giữa cầu Đuống và Phù Đổng. Cầu dài hơn 2.200 m có tổng vốn đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2021.

Công trình đáng chú ý khác là cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Cầu thuộc quận Long Biên, điểm đầu giao Nguyễn Khoái và Minh Khai, điểm cuối giao đường Long Biên – Thạch Bàn, đường Cổ Linh. Tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng, cây cầu có chiều dài 3,5km, chiều rộng 19,25m, 4 làn xe.

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/duc-giang-residence.html

5/5 - (2 votes)
0933 366 138