Tín phiếu là gì ? Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ này rất nhiều trên báo đài, nhưng để hiểu rõ về định nghĩa cũng như phương thức phát hành tín phiếu có lẽ không phải ai cũng biết. Thông qua bài viết dưới đây, Wikibatdongsan xin gửi đến quý vị những lý giải cho thuật ngữ trên nhé.
TÍN PHIẾU LÀ GÌ ? PHÂN LOẠI TIN PHIẾU .
Tín phiếu Kho bạc
- Tín phiếu kho bạc là loại chứng nhận nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành nhằm bù đắpnhững thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và tạo thêm công cụ cho thị trường tài chính.
- Mục đích của việc phát hành các chứng từ cho ta biết thế nào là thâm hụt tạm thời của ngân sách nhà nước, tạo thêm công cụ cho thị trường tài chính.
- Tín phiếu kho bạc được phát hành dưới hình thức chiết khấu: Đây là loại tín phiếu mà không trả lãi và được bán ở mức chiết khấu so với mênh giá và được kho bạc chuộc lại với đầy đủ mệnh giá cho đến hạn
- Thời hạn của tín phiếu kho bạc thường ngắn: 3 tháng, 6 tháng , 1 năm.
- Khi bán với mức chiết khấu thì ta sẽ xác định được.
- Việc xác định giá của tín phiếu kho bạc tùy thuộc đó là thị trường sơ cấp, hoặc thị trường thứ cấp.
- Lợi suất đầu tư tín phiếu: Khi đầu tư tín phiếu này sẽ đem lại lợi nhuận cụ thể là bao nhiêu?
- Hình thức mua bán tín phiếu kho bạc: Có 2 hình thức Tín phiếu kho bạc có thể được phát hành tới tận tay nhà đầu tư hoặc hình thức phổ biến là kho bạc bán luôn cho ngân hàng trung ương sau đó ngân hàng trung ương bán lại cho nhà đầu tư, nhưng chủ yếu là bán cho các ngân hàng trung ương.
- Tín phiếu kho bạc là một trong những hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường tài chính vì nó có độ tin cậy và độ lỏng cao.
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là loại công cụ nợ do ngân hàng nhà nước phát hành với mục đích là hút tiền về nhằm thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Tín phiếu do Ngân hàng Nhà Nước phát hành cho các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ nước Việt Nam. Tổ chức đó có hoạt động, tính pháp lý rõ ràng, có tài khoản thành toán bằng đồng tiền Việt tại Ngân hàng Nhà Nước.
- Tín phiếu được ngân hàng phụ trách phát hành, hạch toán, thanh toán bằng đồng Việt Nam.
- Kỳ hạn tín phiếu Ngân hàng nhà nước trong bao lâu? Về bản chất thì tín phiếu chính là công cụ mà Ngân hàng sử dụng để điều tiết nguồn tiền cung cấp ra thị trường với cơ chế tương tự như trái phiếu. Có điều kỳ hạn của tín phiếu ngắn hơn. Kỳ hạn của tín phiếu ngân hàng không vượt quá số ngày là 364. Mệnh giá tiền của tín phiếu bao giờ cũng là 100.000đ hay bội số của 100.000đ.
- Ngân hàng Nhà Nước phát hành tín phiếu dưới hình thức ghi sổ. Tín phiếu chính là chứng chỉ ghi sổ nợ ngắn hạn được phát hành theo luật định để vay tiền. Chủ sở hữu tín phiếu là chủ nợ, được hưởng lợi tức ổn định từ cá nhân và tổ chức vay. Đồng thời cần phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng theo yêu cầu.
- Khi đến hạn thì bên vay nợ phải thanh toán cho chủ tín phiếu bằng với mệnh giá vào ngày đến hạn. Nếu đến hạn thanh toán mà rơi vào ngày chủ nhật, nghỉ lễ thì việc thanh toán tín phiếu của ngân hàng sẽ được thực hiện vào ngày tiếp theo sau đó.
- Lãi suất cho vay tín phiếu sẽ do Ngân hàng Nhà Nước trực tiếp quyết định, đương nhiên nó phải phù hợp với mệnh giá tiền chung ở thời điểm đó. Khi phát hành tín phiếu thì ngân hàng sẽ có mục tiêu rõ ràng và điều chỉnh hạn mức phù hợp với mục tiêu về việc điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
- Việc vay mượn tín phiếu phải có thỏa thuận rõ ràng và điều khoản ràng buộc. Nội dung trong đó có nêu về lãi suất, thời hạn vay, thời điểm trả nợ. Hiện nay tín phiếu có thể do chính phủ, ngân hàng nhà nước hoặc doanh nghiệp phát hành ra thị trường. Mục đích là để huy động vốn trong thời gian ngắn dưới 1 năm.
- Các đối tượng có tín phiếu ngân hàng Nhà Nước thì khó có thể sử dụng để mua bán, cầm cố, trao đổi trên thị trường mở một cách mập mờ. Thông thường họ sẽ giữ lại cho tới khi đáo hạn thời gian tiếp theo để hưởng lãi suất nhất định.
- Tín phiếu là gì, sử dụng mua bán, chuyển nhượng được không? Tín phiếu sẽ được mua, bán, chuyển nhượng, cầm cố giữa các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng, ngân hàng hợp tác xã hội, công ty tài chính. Bảo hiểm tiền gửi được phép mua tín phiếu ngân hàng Nhà Nước từ các đơn vị nêu trên.
PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH TÍN PHIẾU NHƯ THẾ NÀO
Tín phiếu là gì, phương thức phát hành chủ yếu? Hiện nay có 2 phương thức chính mà Ngân hàng Nhà Nước sử dụng để phát hành tín phiếu ra thị trường. Bao gồm phát hành theo hình thức đấu thầu và phát hành bắt buộc.
Phương thức đấu thầu: Đó là việc ngân hàng Nhà Nước phát hành tín phiếu qua phương thức đấu thành. Thực hiện theo quy định của pháp luật về đúng quy cách, nghiệp vụ thị trường mở. Đối tượng nào mua được sẽ được nhận tín phiếu qua việc ghi sổ.
Phương thức bắt buộc: Căn cứ vào tình hình của thị trường từng thời điểm nhất định thì ngân hàng sẽ tiến hành phát hành tín phiếu bắt buộc. Các tổ chức tín dụng mua tín phiếu phải bắt buộc tuân theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo dự thảo thông tư bổ sung quy định về việc xử lý vi phạm đối với các trường hợp phát hành tín phiếu sai quy định. Theo đó thì trường hợp tín phiếu được phát hành theo phương thức bắt buộc thì các tổ chức tín dụng không mua hoặc thanh toán không đủ tiền, ngân hàng Nhà Nước tự động trích nợ thanh toán của tổ chức đó.
Thu nợ cho tới khi nhận được đủ số tiền thiếu trong thời gian tổng 5 ngày làm việc kể từ khi phát hành tín phiếu. Ngân hàng sẽ thông báo cho tổ chức tín dụng biết rõ thông tin này.
Xem thêm bài viết: Ý nghĩa của thuật ngữ ” Giấc Mơ Mỹ là gì ” ?
Nếu đến hạn trích xong nợ mà vẫn không thu hồi được số tiền mua tín phiếu theo cách bắt buộc thì tổ chức tín dụng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Các hình thức tuân theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TÍN PHIẾU LÀ GÌ ?
Tín phiếu là gì, mục đích phát hành tín phiếu là gì? Ngân hàng Nhà Nước phát hành tín phiếu để thu tiền về, giảm đi số tiền lưu thôngtrên thị trường. Nhằm thực hiện việc thắt chặt chính sách tiền tệ, điều tiết đồng tiền luân chuyển. Chống tình trạng lạm phát quá xảy ra khiến đồng tiền Việt Nam bị mất giá.
Hoặc ngược lại Ngân hàng Nhà Nước sẽ mua vào tín phiếu để làm tăng số lượng cung cấp tiền, nới lỏng chính sách tiền tệ. Qua đó kích thích tình hình phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, tổ chức. Trường hợp này áp dụng khi nguy cơ lạm phát không còn đe dọa hoặc đã giảm đáng kể.
Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/