Biên độ lãi suất là gì ? Khi ra ngân hàng bạn vẫn thường được nghe cán bộ tín dụng ra rả về biên độ lãi suất, lãi suất tiền gửi… Vậy những chỉ số này ảnh hưởng như thế nào đến số tiền bạn phải trả hàng tháng cho các ngân hàng TM, qua bài viết này chúng ta cùng làm rõ hơn về nhận định trên nhé.
BIÊN ĐỘ LÃI SUẤT LÀ GÌ ?
Biên độ lãi suất còn được gọi là biên độ lợi nhuận, là tỉ suất lợi nhuận mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng đặt ra từ các hoạt động cho vay vốn của mình. Biên độ lợi nhuận sẽ là căn cứ để ngân hàng đề ra mức lãi suất cho vay với khách hàng của mình.
Biên độ lãi suất + Lãi suất cơ bản = Lãi suất cho vay
Ví dụ: Biên độ lãi suất của ngân hàng A là 5%, lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước là 3,5%, thì mức lãi suất ngân hàng A này cho bạn vay sẽ là: 8,5%
Trong đó, lãi suất cơ bản là mức lãi suất sàn mà Ngân hàng nhà nước công bố, là cơ sở để cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng xác định ra biên độ lãi suất. Đồng thời, biện độ lãi suất của các Ngân hàng thường vào khoảng 3,5% – 6%/năm
Biên độ lãi suất tỉ suất lợi nhuận mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng đặt ra từ các hoạt động cho vay vốn của mình
THỰC TRẠNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY
Biên độ lãi suất là gì ? – Trước đây, Ngân hàng Nhà nước sử dụng lãi suất cơ bản là một công cụ để góp phần điều hành thị trường và bảo vệ người dân, doanh nghiệp vay vốn.
Tuy nhiên những năm 2008 – 2010, theo quy định tại Bộ luật Dân sự, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Từ đó, lãi suất cho vay nói chung đều theo cơ chế thả nổi. Vì vậy việc bảo vệ người vay vốn không còn chặt chẽ như trước, mà tùy thuộc vào sự cân đối vốn và lãi của các ngân hàng thương mại.
Tìm kiếm các ngân hàng có biên độ lãi suất thấp cũng là một cách giúp tiết kiệm tiền khi phải trả mức lãi suất thấp hơn
Công thức trên được biến đổi thành các dạng sau đây:
Biên độ lãi suất + Lãi suất tiết kiệm 12 tháng hoặc 13 tháng = Lãi suất cho vay
Để hợp pháp hóa lãi suất cho vay cao của mình, trước ngày điều chỉnh, ngân hàng tăng lãi suất kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng lên để làm cơ sở tính lãi suất cho vay; hoặc giữ lãi suất huy động các kỳ hạn này ở mức cao.
Biên độ lãi suất + Lãi suất tiết kiệm cao nhất = Lãi suất cho vay
Rủi ro ở đây là ngân hàng chủ động tăng lãi suất các kỳ hạn mà khách hàng ít gửi tiền, như kỳ hạn dài, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang… để lấy đó làm cơ sở điều chỉnh lãi suất cho vay là chính.
Biên độ lãi suất + Lãi suất bình quân của nhóm “Big 4” (bốn ngân hàng quốc doanh lớn) = Lãi suất cho vay
Theo công thức này, lợi ích của người vay vốn sẽ được đảm bảo hơn và khách quan hơn. Tuy nhiên, ít ngân hàng thương mại chọn, mà chủ yếu chỉ dành riêng cho các khách hàng lớn và quan trọng.
Xem thêm bài viết: Chứng thư bảo lãnh là gì ? Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Biên độ lãi suất + Lãi suất tiết kiệm 12 tháng của ngân hàng Vietcombank tại thời điểm điều chỉnh = Lãi suất cho vay
Cơ chế này được xem là tương đối an toàn, vì Vietcombank thường áp lãi suất tiết kiệm kỳ hạn khá mềm và ổn định.
Khi đi vay tiền, bạn nghiên cứu và tìm kiếm các ngân hàng có biên độ lãi suất thấp cũng là một cách giúp tiết kiệm tiền khi phải trả mức lãi suất thấp hơn. Đồng thời phải tìm hiểu rõ ràng về cách tính lãi suất cho vay cụ thể của ngân hàng trong hợp đồng cho vay.
Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/