Chứng thư bảo lãnh là gì ? Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Chứng thư bảo lãnh là gì ?  – Chứng thư bảo lãnh là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).

QUY TRÌNH BẢO LÃNH NGÂN HÀNG – CHỨNG THƯ BẢO LÃNH LÀ GÌ ?

Bước 1: Khách hàng ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng.

Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ TSBĐ

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của KH xin bảo lãnh Nếu đồng ý, NH và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại HĐ độc lập với HĐ kinh tế giữa KH và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa NH và KH. Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm HĐ Kinh tế của KH dẫn đến nghĩa vụ chi trả của NH cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSBĐ.

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh.

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong HĐ cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận BL cần có để chứng minh sự vi phạm HĐ của bên được BL, ngoài ra quy định rõ các hình thức chi trả của NH cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ..

=> Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa NH và KH (bên được Bảo lãnh) Thư bảo lãnh là văn bản mà NH chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được BL vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, NH tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo LS nợ quá hạn của bên được BL. NH áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại TSBĐ, trích TK của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

Xem thêm bài viết: Thặng dư vốn cổ phần là gì ? Tìm hiểu về thặng dư vốn cổ phần

CÁCH TÍNH PHÍ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Phí bảo lãnh là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do được hưởng dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá cả của dịch vụ đó.

Phí bảo lãnh có thể được tính bằng số tuyệt đối hoặc tính trên cơ sở tỷ lệ phí.

Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.

Tỷ lệ phí (%): Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.

Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ quan trọng đối với cả ngân hàng, với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế. Nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm áp ứng nhu cầu thị trư­ờng mà còn góp phần tăng mối quan hệ thư­ơng mại quốc tế giữa các quốc gia.

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/

Rate this post
0933 366 138